Hệ Thống Châm PAC
1. PAC là gì?
Hóa chất xử lý nước PAC hay còn gọi là chất trợ lắng, viết tắt của từ Poly Aluminium Chloride và có công thức phân tử chung là [Al2(OH)nCl6-n]m. Hàm lượng nhôm trong PAC chiếm tới 28 – 32%, giúp keo tụ các cặn bẩn trong nước một cách hiệu quả mà không gây hại đến môi trường.
Đây là loại hóa chất có khả năng giúp kết lắng các hợp chất keo tụ với các chất lơ lửng như chất hữu cơ (hòa tan hoặc không hòa tan), các vi rút, vi khuẩn, các kim loại nặng có trong nước, giúp tách và loại bỏ các chất này ra khỏi nước một cách dễ dàng.
PAC có thể tồn tại ở dạng lỏng hoặc dạng bột. Ở dạng lỏng PAC có màu vàng nâu, còn PAC dạng bột có màu vàng chanh hoặc trắng ngà như hình bên dưới. PAC dạng bột có thể tan hoàn toàn trong nước và lưu trữ được ở điều kiện thường trong thời gian lâu dài, do đó được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.
Các dạng và màu sắc thông thường của PAC
Các tính chất cơ bản của Poly Aluminium Chloride (PAC):
- Tồn tại ở dạng lỏng hoặc dạng bột
- Màu sắc: vàng nâu, vàng chanh, trắng ngà
- Tan hoàn toàn trong nước ở bất kỳ tỷ lệ nào, kèm tỏa nhiệt
- Có tính thấm hút mạnh
- Hoạt động tốt nhất trong khoảng PH từ 6.5 – 8.5
- Có thể bảo quản và lưu trữ lâu dài ở nhiệt độ thường
2. Ứng dụng của PAC trong xử lý nước
Hóa chất xử lý nước PAC (hay chất trợ lắng) được sử dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp xử lý nước nhờ các đặc tính nổi bật như thời gian keo tụ nhanh, bông cặn to, dễ lắng, liều lượng sử dụng thấp và có thể hòa tan vào nước với bất kỳ tỷ lệ nào.
Bên cạnh đó, một ưu điểm vượt trội khác của PAC cần phải nhắc đến đó là hiệu quả lắng trong cao hơn gấp 4 – 5 so với các hóa chất xử lý nước khác như phèn nhôm sunfat, xút vảy NaOH, Hydro Peroxide,… Do đó, PAC được các Công ty cấp nước và các Nhà máy nước rất ưa chuộng sử dụng trong các quy trình công nghệ xử lý nước sinh hoạt, nước cấp hay nước thải.
Tùy vào hàm lượng cặn lơ lửng và tính chất khác nhau của các loại nước cần xử lý mà liều lượng PAC chúng ta cần sử dụng là khác nhau. Tuy nhiên, PAC cơ bản đã có hiệu quả rất mạnh, chỉ cần sử dụng liều lượng thấp đã có thể xử lý sạch một khối lượng lớn nước thải.
Nhờ vào các đặc tính trên, PAC được ứng dụng hầu hết trong các quy trình công nghệ sau đây:
- Xử lý nước sinh hoạt
- Xử lý nước thải công nghiệp
- Xử lý nước cấp
- Xử lý nước nuôi trồng thủy sản
- Chất keo tụ ngành giấy
- Xử lý nước thải chứa cặn lơ lửng ngành gốm sứ, gạch, giấy, nhuộm,…
3. Hệ thống châm PAC tự động
Quy trình xử lý và làm sạch nước bằng PAC vô cùng đơn giản
Cơ chế tác dụng của PAC:
Bột PAC sau khi được hòa loãng tạo thành dung dịch sẽ được cho vào bể trộn cùng với nước thô. PAC có công thức phân tử chung [Al2(OH)nCl6-n]m khi hòa vào nước sẽ xảy ra quá trình phân li và phản ứng thủy phân, tạo ra các hạt trong nước như sau: Al3+, Al(OH)2+, Al(OH) phân tử và Al(OH)4–, ba hạt polyme: Al2 (OH)24+, Al3(OH)45+, Al13O4(OH)247+ và Al(OH)3 rắn.
Trong đó, Al13O4(OH)247+ gọi tắt là Al13 là tác nhân gây keo tụ chính và tốt nhất. Do kích thước các hạt polyme lớn hơn nhiều so với Al3+ nên bông cặn hình thành cũng to và chắc hơn, thuận lợi cho quá trình lắng tiếp theo.
Hệ thống châm PAC tự động tại nhà máy xử lý nước
Duc Hung Co
“Your Trusted Companion”